• Trang chủ
  • Portfolio
  • Blog
    • Viết lách
    • Tâm lý học – chữa lành
    • Kỹ năng
  • Xuất bản
  • Liên hệ
Lưu trữ
  • Tháng Ba 2023
  • Tháng Mười Một 2022
  • Tháng Mười 2022
  • Tháng Bảy 2022
  • Tháng Ba 2022
  • Tháng Một 2022
  • Tháng Mười Một 2021
  • Tháng Chín 2021
  • Tháng Tám 2021
  • Tháng Bảy 2021
  • Tháng Năm 2021
  • Tháng Tư 2021
Chuyên mục
  • Kỹ năng
  • Liên hệ
  • Tâm lý học – chữa lành
  • Viết lách
  • Xuất bản
Meta
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • RSS bài viết
  • RSS bình luận
  • WordPress.org
Mitu Writer Mitu Writer

Cứ đi là sẽ đến...

Mitu Writer Mitu Writer
  • Trang chủ
  • Portfolio
  • Blog
    • Viết lách
    • Tâm lý học – chữa lành
    • Kỹ năng
  • Xuất bản
  • Liên hệ
  • Viết lách

Phải có cảm hứng mới có thể viết lách?

  • Mitu Writer
  • 04/01/2022
  • No comments

Sự thật là mình đang viết bài này trong tình trạng không hề có cảm hứng. Tuy nhiên, mình vẫn viết vì đó là việc mà mình cần làm và phải làm ngay bây giờ.

Suy nghĩ này khác hẳn với mình của 3 năm trước, khi mới bước chân vào con đường viết lách sáng tạo. Ngày trước, mình từng nghĩ rằng người làm nghề sáng tạo đều sống theo kiểu nghệ sĩ.

Cái định nghĩa “nghệ sĩ” của mình khi ấy là dù bạn có mất vài ngày để nghiên cứu khách hàng, nghiên cứu thị trường, lên ý tưởng nhưng hễ động đến việc viết thì bạn phải có cảm hứng mới có thể viết tốt.

Thế nhưng sau khi nghỉ việc full time và nhảy ào vào cuộc đời với nghề viết lách tự do, một kiểu công việc mà có làm thì mới có ăn, mình mới thấy tư duy này cần được chỉnh sửa ngay lập tức.

Thử tưởng tượng, bạn chờ cảm hứng để viết nhưng deadline có chờ bạn không? Khách hàng có chờ bạn không?

Nếu nhất định chờ cảm hứng thì một tháng bạn viết được bao nhiêu bài, kiếm được bao nhiêu tiền?

Nghĩ thôi đã thấy sự nghèo đói ở ngay trước mặt ^^

Thật ra cảm hứng là thứ không hề tồn tại về mặt khoa học.

Theo Giáo sư Ikegaya (Nhà nghiên cứu não bộ, chuyên ngành Sinh lý Đại não, Khoa Dược, Đại học Tokyo), “hứng” chỉ là một từ hư cấu do những người “nghĩ-là-mình-không-có-hứng” tạo ra mà thôi.

Con người chúng ta là sinh vật sẽ thấy có “hứng” sau khi hành động.

Chính vì vậy mà mong chờ cảm hứng thật ra lại là một hành vi trái ngược với thực tế.

Bạn có để ý rằng rất nhiều công việc bạn chỉ thực sự động tay vào khi deadline chỉ cách đó vài tiếng. Thế nhưng, trong quá trình thực hiện, càng làm thì bạn càng có cảm hứng và cuối cùng cũng thở phào nhẹ nhõm vì hoàn thành đúng hạn.

Đừng ảo tưởng rằng làm việc sát deadline mới là thời điểm tốt nhất cho bạn cảm hứng, vì rõ ràng nếu thử một hôm bắt tay vào công việc sớm hơn, bạn cũng sẽ đạt được kết quả tương tự.

Với chuyện viết lách thì sao? Các nhà văn có cần chờ cảm hứng đến mới bắt đầu viết lách?Murakami là tác giả của Rừng Na Uy, hiện tượng văn học của thế giới với 4 triệu bán được trên toàn cầu nhưng chuyện trở thành nhà văn đến với ông hết sức bất ngờ và tự nhiên.

Viết tiểu thuyết ban đầu chỉ là một ý tưởng tình cờ, nhưng sau đó ông đã biến nó trở thành một nhiệm vụ cần hoàn tất. Khi còn là chủ quán bar, sau khi làm việc đến nửa đêm và dọn dẹp xong thì cũng gần sáng, Murakami vẫn chưa đi ngủ ngay.

Ông đã tranh thủ viết tác phẩm Lắng nghe gió hát trong khoảng thời gian 2-3 giờ sáng đến khi đôi mắt không đủ sức chống chọi với cơn buồn ngủ. Ông viết với tâm thế “Tôi quan tâm đến việc nó được hoàn tất chứ không bao giờ nghĩ rằng có cần ai biết đến hay không”.

Rất nhiều người viết khác cũng sử dụng chiến thuật viết hẹn giờ theo một thời gian biểu cụ thể. Họ buộc bản thân trong một buổi sáng phải viết được một số lượng chữ nhất định. Họ đã có sẵn ý tưởng (trong 1 cuốn sổ nhỏ được ghi chép hàng ngày) và có thời gian. Việc của họ bây giờ chỉ là viết.

Và sau này, khi vô tình đọc lại, đa số đều cho rằng những gì đã viết nhờ kỷ luật thời gian quả thật chất lượng không kém so với viết vì cảm hứng.

Vì thế, thay vì chờ đợi cảm hứng, một thứ vô định chỉ xuất hiện khi có hành động, bạn hãy rèn luyện khả năng lên ý tưởng, kỹ năng lên dàn ý, kỹ năng triển khai bài viết và kỹ năng biên tập.

Đó mới chính là những kỹ năng mấu chốt mà một người viết cần học tập và rèn luyện để dù có cảm hứng hay không, đó vẫn là một bài viết tốt và có thể sử dụng.

Mọi thành công đều dựa trên sự chủ động, đừng để nó phụ thuộc vào một thứ có tính bị động mang tên cảm hứng.

Mitu Writer

Là một cây viết tự do, mình lập ra blog này để chia sẻ kiến thức về viết lách, phát triển kỹ năng và tâm lý học - chữa lành dành riêng cho các bạn trẻ. Mình chọn tên "Mitu Writer", một phần vì nó là viết tắt của tên mình (Minh Thư), một phần vì đọc lên nghe khá giống "me too". Ý nghĩa của cái tên này là mình cũng từng gặp khó khăn như bạn. Và mình có mặt ở đây để giúp bạn.

Previous Article
  • Viết lách

Quy trình bắn tỉa nỗi sợ để tự tin công khai bài viết

  • Mitu Writer
  • 11/11/2021
View Post
Next Article
  • Viết lách
  • Kỹ năng

5 nguyên tắc để làm freelance writer thuận lợi

  • Mitu Writer
  • 05/01/2022
View Post
You May Also Like
View Post
  • Viết lách

Sự trưởng thành của người viết tự do

  • Mitu Writer
  • 27/03/2022
View Post
  • Viết lách

Làm thế nào để tìm ra ngách viết của bạn?

  • Mitu Writer
  • 25/03/2022
View Post
  • Viết lách

Cần “double cleansing” cho tinh thần như thế nào để thành công hơn với viết lách?

  • Mitu Writer
  • 27/01/2022
View Post
  • Viết lách

Ứng dụng storytelling trong viết landing page để người đọc sẵn sàng “mở hầu bao”

  • Mitu Writer
  • 09/01/2022
View Post
  • Kỹ năng
  • Viết lách

Muốn rèn luyện sự tập trung và khả năng sáng tạo? Hãy bắt đầu thiền viết

  • Mitu Writer
  • 05/01/2022
View Post
  • Kỹ năng
  • Viết lách

Từ “a tới à” về cách làm portfolio cho người viết, kể cả người chưa có kinh nghiệm

  • Mitu Writer
  • 05/01/2022
View Post
  • Kỹ năng
  • Viết lách

Khai thác mỏ ý tưởng từ sách và quy trình chế tác ý tưởng kim cương

  • Mitu Writer
  • 05/01/2022
View Post
  • Kỹ năng
  • Viết lách

Nhập vai để tìm ý tưởng viết lách

  • Mitu Writer
  • 05/01/2022

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Input your search keywords and press Enter.