• Trang chủ
  • Portfolio
  • Blog
    • Viết lách
    • Tâm lý học – chữa lành
    • Kỹ năng
  • Xuất bản
  • Liên hệ
Lưu trữ
  • Tháng Ba 2023
  • Tháng Mười Một 2022
  • Tháng Mười 2022
  • Tháng Bảy 2022
  • Tháng Ba 2022
  • Tháng Một 2022
  • Tháng Mười Một 2021
  • Tháng Chín 2021
  • Tháng Tám 2021
  • Tháng Bảy 2021
  • Tháng Năm 2021
  • Tháng Tư 2021
Chuyên mục
  • Kỹ năng
  • Liên hệ
  • Tâm lý học – chữa lành
  • Viết lách
  • Xuất bản
Meta
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • RSS bài viết
  • RSS bình luận
  • WordPress.org
Mitu Writer Mitu Writer

Cứ đi là sẽ đến...

Mitu Writer Mitu Writer
  • Trang chủ
  • Portfolio
  • Blog
    • Viết lách
    • Tâm lý học – chữa lành
    • Kỹ năng
  • Xuất bản
  • Liên hệ
Dán nhãn cảm xúc là bước đầu tiên để kiểm soát cảm xúc.
  • Tâm lý học - chữa lành

3 cách mạnh mẽ để giành quyền kiểm soát cảm xúc của bạn

  • Mitu Writer
  • 21/03/2023
  • No comments

Bạn đã bao giờ hối hận ngay sau khi nói điều gì đó trong lúc giận dữ? Bạn có để nỗi sợ ngăn cản mình đón nhận những rủi ro mà chúng có thể mang lại lợi ích sau này?

Nếu vậy, bạn không đơn độc.

Cảm xúc là một thứ gì đó rất quyền lực.

Nó quyết định cách bạn tương tác với mọi người, số tiền bạn tiêu, cách bạn đối mặt với thử thách và cách bạn sử dụng thời gian.

Kiểm soát được cảm xúc sẽ giúp bạn trở nên mạnh mẽ hơn về mặt tinh thần.

May mắn thay, bất kỳ ai cũng có thể trở nên giỏi hơn trong việc điều chỉnh cảm xúc của mình. Cũng giống như bất kỳ kỹ năng nào khác, việc quản lý cảm xúc đòi hỏi bạn phải luyện tập và cống hiến.

Quản lý cảm xúc không có nghĩa là kìm nén chúng. Lờ đi nỗi buồn hoặc giả vờ không đau đớn sẽ không làm cho những cảm xúc đó biến mất.

Trên thực tế, những vết thương tình cảm không được giải quyết có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Và rất có thể kìm nén cảm xúc sẽ khiến bạn tìm đến việc giải thoát bằng những cách thức không lành mạnh như ăn uống hoặc sử dụng rượu, chất kích thích không kiểm soát.


Đọc thêm: Yêu bản thân: Yêu thế nào cho đúng?


Thay vì kìm nén hoặc lờ đi cảm xúc của bạn, hãy thực hiện điều chỉnh cảm xúc theo ba cách dưới đây:

1. Dán nhãn cho cảm xúc 

Hãy gọi tên cảm xúc mà bạn đang trải qua ngay bây giờ. Bạn đang lo lắng, cảm thấy thất vọng, đang buồn hay cả ba? Dù bên trong bạn đang hỗn loạn bởi nhiều cảm xúc đan xen, bạn vẫn có thể bình tĩnh “chẻ nhỏ” và gọi tên chúng lần lượt.

Hãy nhớ rằng sự tức giận đôi khi che đậy những cảm xúc khiến bạn cảm thấy dễ bị tổn thương như xấu hổ hoặc bối rối. Vì vậy, hãy chú ý đến những gì đang thực sự diễn ra bên trong.

Việc gọi tên cảm xúc có thể khiến bạn được xoa dịu. Nó cũng có thể giúp bạn lưu ý cẩn thận xem những cảm xúc đó có thể ảnh hưởng đến quyết định của bạn như thế nào.

Dán nhãn cảm xúc là bước đầu tiên để kiểm soát cảm xúc.
Dán nhãn cảm xúc là bước đầu tiên để kiểm soát cảm xúc.

Đọc thêm: Hiểu về tiếng nói nội tâm và 5 bước kiểm soát tiếng nói nội tâm tiêu cực


2. Sắp xếp lại suy nghĩ 

Cảm xúc của bạn ảnh hưởng đến cách bạn nhìn nhận các sự kiện.

Nếu bạn đang cảm thấy lo lắng và nhận được email từ sếp nói rằng cô ấy muốn gặp bạn ngay lập tức, bạn có thể cho rằng mình sắp bị sa thải.

Nếu bạn cảm thấy hạnh phúc khi nhận được email tương tự, suy nghĩ đầu tiên của bạn có thể là một đề nghị thăng chức hoặc lời chúc mừng vì đã hoàn thành tốt công việc.

Hãy xem xét bộ lọc cảm xúc mà bạn đang thông qua nó để nhìn thế giới. Sau đó, điều chỉnh lại suy nghĩ của bạn để phát triển một cái nhìn thực tế hơn.

Nếu bạn thấy mình đang nghĩ: “Bữa tiệc này sẽ rất nhàm chán”, hãy nhắc nhở bản thân: “Việc vui chơi là tùy ở tôi. Tôi có thể nói chuyện với mọi người về những chủ đề thú vị và tận dụng thời gian của mình.”

Đôi khi, cách dễ nhất để có được một góc nhìn khác là lùi lại một bước và tự hỏi: “Tôi sẽ nói gì với một người bạn gặp phải vấn đề này?” Trả lời câu hỏi đó sẽ giúp bạn thoát khỏi sự tấn công của cảm xúc để tiến đến những suy nghĩ hợp lý hơn.

Nếu bạn thấy mình đắm chìm trong những điều tiêu cực, hãy thử thay đổi trạng thái bằng việc đi dạo, dọn dẹp bàn làm việc…để chặn đứng những suy nghĩ độc hại.

3. Thực hành các hoạt động cải thiện tâm trạng

Khi bạn đang ở trong một tâm trạng tồi tệ, bạn có khả năng sẽ tham gia vào các hoạt động khiến bạn luôn ở trong trạng thái đó.

Cô lập bản thân, lướt điện thoại một cách vô thức hoặc phàn nàn với những người xung quanh chỉ là một số “hành vi dẫn đến tâm trạng tồi tệ” điển hình mà bạn có thể mắc phải.

Nhưng những điều đó sẽ khiến bạn luôn mắc kẹt. Bạn phải hành động tích cực nếu bạn muốn cảm thấy tốt hơn.

Hãy nghĩ về những điều bạn làm khi bạn cảm thấy hạnh phúc và làm những điều đó khi bạn đang có tâm trạng tồi tệ. Dần dần, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy tốt hơn.

Bạn phải hành động tích cực nếu bạn muốn cảm thấy tốt hơn.
Bạn phải hành động tích cực nếu bạn muốn cảm thấy tốt hơn.

Dưới đây là một vài gợi ý:

  • Gọi cho một người bạn để nói về điều gì đó thú vị (không tiếp tục phàn nàn);
  • Đi dạo;
  • Thiền trong vài phút;
  • Nghe nhạc nâng cao tinh thần;
  • Viết nhật ký cảm xúc.

Viết cảm xúc của bạn ra giấy có thể giúp bạn suy nghĩ sâu sắc về chúng hơn. Nhờ việc ghi chép rõ ràng, bạn cũng có thể nhận ra những hoàn cảnh cụ thể (rắc rối trong công việc, xung đột trong gia đình…) có thể khiến bạn khó kiểm soát cảm xúc.

Việc nắm được các yếu tố kích hoạt một cách cụ thể sẽ giúp bạn đưa ra cách quản lý chúng hiệu quả hơn.

Quản lý cảm xúc là một công việc khó khăn. Nhưng càng dành nhiều thời gian và sự chú ý để điều chỉnh cảm xúc của mình, bạn sẽ càng trở nên tiến bộ. Bạn sẽ tự tin hơn vào khả năng xử lý sự khó chịu của mình đồng thời biết rằng bản thân có thể đưa ra những lựa chọn lành mạnh giúp thay đổi tâm trạng.

Nguồn:

https://www.psychologytoday.com/us/blog/what-mentally-strong-people-dont-do/201903/3-powerful-ways-gain-control-over-your-emotions

https://www.healthline.com/health/how-to-control-your-emotions#consider-the-impact

Mitu Writer

Là một cây viết tự do, mình lập ra blog này để chia sẻ kiến thức về viết lách, phát triển kỹ năng và tâm lý học - chữa lành dành riêng cho các bạn trẻ. Mình chọn tên "Mitu Writer", một phần vì nó là viết tắt của tên mình (Minh Thư), một phần vì đọc lên nghe khá giống "me too". Ý nghĩa của cái tên này là mình cũng từng gặp khó khăn như bạn. Và mình có mặt ở đây để giúp bạn.

Previous Article
Yêu bản thân thế nào cho đúng?
  • Tâm lý học - chữa lành

Yêu bản thân: yêu thế nào cho đúng?

  • Mitu Writer
  • 14/03/2023
View Post
Next Article
  • Tâm lý học - chữa lành

Từ bỏ sự hoàn hảo và tiếng nói khắc nghiệt bên trong bạn

  • Mitu Writer
  • 22/03/2023
View Post
You May Also Like
View Post
  • Tâm lý học - chữa lành

Từ bỏ sự hoàn hảo và tiếng nói khắc nghiệt bên trong bạn

  • Mitu Writer
  • 22/03/2023
Yêu bản thân thế nào cho đúng?
View Post
  • Tâm lý học - chữa lành

Yêu bản thân: yêu thế nào cho đúng?

  • Mitu Writer
  • 14/03/2023
Con đường dẫn đến sự chấp nhận bản thân vô điều kiện
View Post
  • Tâm lý học - chữa lành

Con đường dẫn đến sự chấp nhận bản thân vô điều kiện

  • Mitu Writer
  • 27/11/2022
Nếu bố mẹ nuôi dạy bạn như cách bố mẹ bạn A nuôi dạy bạn ấy thì bạn có là bạn của hiện tại hay sẽ trở thành một phiên bản giống bạn A?
View Post
  • Tâm lý học - chữa lành

4 phong cách nuôi dạy con cái: bạn được nuôi dạy theo phong cách nào?

  • Mitu Writer
  • 23/10/2022
View Post
  • Tâm lý học - chữa lành

Bạn có đang sở hữu một mối quan hệ căng thẳng hay phức tạp với mẹ của mình?

  • Mitu Writer
  • 13/10/2022
Tiếng nói nội tâm có thể là một nguồn trợ giúp về tinh thần mạnh mẽ nhưng đôi khi, nó cũng khiến con người chìm đắm trong hố đen tiêu cực.
View Post
  • Tâm lý học - chữa lành

Hiểu về tiếng nói nội tâm và 5 bước kiểm soát tiếng nói nội tâm tiêu cực

  • Mitu Writer
  • 02/10/2022
View Post
  • Tâm lý học - chữa lành

Câu hỏi quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn

  • Mitu Writer
  • 21/03/2022
View Post
  • Tâm lý học - chữa lành

Người chuyên học đúp những bài học của cuộc đời.

  • Mitu Writer
  • 05/01/2022

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Input your search keywords and press Enter.