• Trang chủ
  • Portfolio
  • Blog
    • Viết lách
    • Tâm lý học – chữa lành
    • Kỹ năng
  • Xuất bản
  • Liên hệ
Lưu trữ
  • Tháng Ba 2023
  • Tháng Mười Một 2022
  • Tháng Mười 2022
  • Tháng Bảy 2022
  • Tháng Ba 2022
  • Tháng Một 2022
  • Tháng Mười Một 2021
  • Tháng Chín 2021
  • Tháng Tám 2021
  • Tháng Bảy 2021
  • Tháng Năm 2021
  • Tháng Tư 2021
Chuyên mục
  • Kỹ năng
  • Liên hệ
  • Tâm lý học – chữa lành
  • Viết lách
  • Xuất bản
Meta
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • RSS bài viết
  • RSS bình luận
  • WordPress.org
Mitu Writer Mitu Writer

Cứ đi là sẽ đến...

Mitu Writer Mitu Writer
  • Trang chủ
  • Portfolio
  • Blog
    • Viết lách
    • Tâm lý học – chữa lành
    • Kỹ năng
  • Xuất bản
  • Liên hệ
  • Viết lách

Cần “double cleansing” cho tinh thần như thế nào để thành công hơn với viết lách?

  • Mitu Writer
  • 27/01/2022
  • No comments

Tự dưng lại “double cleansing” cho tinh thần, nghe kỳ cục nhỉ?

Thật ra, “double cleasing” là một thuật ngữ thường dùng để nói tới 2 bước làm sạch da mặt trong chu trình skincare bao gồm: tẩy trang và rửa mặt.

Khi kết nối “double cleasing” và “viết lách”, mình nghĩ ngay đến chuyện thanh lọc những tiêu cực và hoang mang mỗi khi tự thử thách bản thân trong một hành trình mới.

Kể bạn nghe, chuyện quá khứ của mình.

Mình đã vô cùng sợ hãi và tự ti khi quyết định apply vào phòng marketing vì chẳng có gì trong tay ngoài kiến thức về sản phẩm.

Mình chẳng biết viết, chẳng biết marketing là cái gì, hình dáng tròn méo ra sao.

Còn khi mới làm freelancer, mình cũng từng trải qua những ngày tháng chán nản tột độ khi 2,3 tuần không có thêm job mới.

Hay thậm chí mình đã biết chắc phải xây dựng thương hiệu cá nhân thông qua việc chia sẻ bài viết nhưng lại lo bản thân sẽ không được mọi người công nhận.

Còn bây giờ, mình là người thế nào?

Trải qua hơn 1 năm làm tự do, dù những nỗi sợ đôi khi vẫn hiện diện (trong một trường hợp khác hay một cấp độ khác), mình nhận ra thái độ của bản thân khi đối mặt với nó cũng đã thay đổi ít nhiều.

Mình nghĩ lý do cho sự tiến bộ đó chính là nhờ việc “double cleansing” cho tinh thần mỗi ngày.

Vậy “double cleansing” cho tinh thần là gì? Và tại sao chúng ta luôn cần làm việc này MỖI NGÀY?

Với các bạn biết skincare, hẳn ai cũng hiểu rằng làm sạch da mặt là bước cơ bản nhất, nhưng cũng là bước quan trọng nhất.

Nếu da mặt bạn còn bám đầy những bụi bẩn, bã nhờn hay lỗ chân lông bít tắc thì những thứ dưỡng chất quý giá mà bạn thoa lên mặt sau đó sẽ chẳng còn ý nghĩa gì nữa. 

Tương tự, một khi bạn còn cho phép những tự ti, sợ hãi bám víu dày đặc trong đầu, bạn sẽ chẳng còn đủ thời gian và không gian trong não bộ để tiếp thu những kiến thức mới.

Đây cũng là lý do khiến bạn làm mãi mà không giỏi, hay học mãi mà không vào.

Bạn chỉ có một cách duy nhất để tiến bộ hơn mỗi ngày.

Đó là dọn sạch tinh thần và dung lượng bộ nhớ để ưu tiên cho những kiến thức, tư duy giúp bạn viết lách giỏi hơn, kiếm tiền tốt hơn.

Và để công việc dọn dẹp này có hiệu quả, chúng ta sẽ cần 2 bước “double cleansing” dưới đây:

Bước 1: “Tẩy trang” cho tư duy

Bạn thấy đấy, tẩy trang là bước skincare cần thực hiện mỗi ngày, dù rằng bạn còn chẳng thèm trang điểm và luôn đeo khẩu trang kín mít.

Thế nhưng, những bụi bẩn và bã nhờn luôn tìm được cách để tồn tại và ngày ngày tàn phá làn da của bạn.

Cũng giống như việc bạn chưa tẩy rửa hết những tư duy sai lầm còn dính mắc trong quá khứ.

Thậm chí chúng bắt đầu tồn tại từ khi nào, bạn còn chẳng biết.

Chỉ biết rằng, chúng cứ ở bên trong, âm thầm điều khiến tâm trí và hành động của bạn, khiến bạn mắc hết sai lầm này đến sai lầm khác.

Để làm bước “tẩy trang” này, chúng ta sẽ cần các hành động:

  • Tìm lại những quyết định sai lầm, những sự kiện khiến bạn thấy bế tắc hoặc thất vọng
  • Tìm cách lý giải phù hợp và chân thực nhất, tuyệt đối không trốn tránh (vì ở đây chỉ có mình bạn thôi, bạn đang tự giúp bản thân, đừng tự dối mình làm gì)
  • Sự lý giải đó xuất phát từ niềm tin nào trong bạn?
  • Niềm tin đó có thật sự đáng tin? Hãy đi tìm các bằng chứng để phản biện nó.

Ở bước này, mình gợi ý bạn hãy lấy 1 tờ giấy, chia ra 2 cột. 

Cột bên trái là niềm tin tiêu cực ở hiện tại, bằng chứng cho niềm tin đó.

Cột bên phải là những phản biện của bạn để chống lại những bằng chứng ở trên, những lời khen ngợi từ độc giả, đồng nghiệp, đối tác mà bạn đã nhận được, những đề xuất công việc hấp dẫn mà bạn đã có..

(Mục tiêu là những phản biện tích cực phải nhiều hơn những bằng chứng tiêu cực)

Kết thúc phản biện, hãy ghi lại niềm tin mới vừa được thiết lập của bạn.

Sau khi bạn hoàn thành nội dung này, hãy xóa bỏ toàn bộ cột bên trái, và dán cột bên phải mỗi ngày ở chỗ dễ thấy nhất. 

Hãy đọc nó mỗi ngày.

Nếu chưa đủ hiệu quả, bạn có thể tìm cho mình một người hướng dẫn hiểu về con người bạn, từng đi con đường bạn đang đi và luôn có tư duy tích cực. 

Mình bất ngờ gặp người hướng dẫn trong thời điểm u tối mờ mịt nhất cuộc đời: tinh thần của mình kiệt quệ đến nỗi gần như mất hết hi vọng vào tương lai.

Nhưng may mắn sao, mình được cho cơ hội thử việc, học hỏi và được hướng dẫn, không chỉ về kiến thức mà còn được cải tổ về tầm nhìn và tư duy. 

Trong suốt một khoảng thời gian dài, người ấy luôn nói với mình: “Em là người rất có tiềm năng. Nếu tập trung học hỏi, em sẽ còn tiến xa hơn rất nhiều.”

Rồi những lời khen như “Em viết lên tay nhanh lắm. Chà, bài này của em làm anh sởn hết da gà”.

Nếu như những câu nói này đến từ một người ngoài ngành, chắc mình cũng chỉ coi như đó là một câu nói truyền cảm hứng.

Nhưng nó đến từ một người đã kiếm được hơn 13000$ trên Fiverr trong 6 tháng nhờ làm việc với đối tác nước ngoài.

Thế nên, mình không chỉ được câu nói này cứu rỗi mà còn bắt đầu tin tưởng bản thân nhiều hơn mỗi ngày.

Tin mình đi, nếu như giữ được niềm tin và tiếp tục làm việc, bạn sẽ không tưởng tượng được một năm sau, bản thân sẽ lớn mạnh như thế nào đâu. 

Mình đã làm được những điều mà giờ này năm ngoái, mình vẫn chưa dám tưởng tượng đến. Chẳng hạn:

  • Xây dựng blog cá nhân và portfolio viết lách chuyên nghiệp
  • Nhận được hợp đồng viết bài cho 1 tạp chí lớn, với thù lao ngang ngửa các cây viết đã cộng tác lâu năm
  • Được tham gia đóng góp nội dung cho 2 dự án sách
  • Tự học cách quay và edit video, lập kênh Youtube Từ viết dở thành viết giỏi để chia sẻ về viết lách
  • Có một cộng đồng của riêng mình.

Vậy đó, khi cái nhân “niềm tin” và “tư duy” trong bạn thay đổi, mình tin chắc kết quả của bạn cũng sẽ thay đổi ngoạn mục (với điều kiện là bạn phải hành động mỗi ngày nhé).

Bước 2: Gột rửa “bụi” tiêu cực

Sau khi toàn bộ những thứ lấm lem, tiêu cực đã được đẩy ra ngoài, công việc tiếp theo là hãy dọn sạch chúng, để chúng trôi theo dòng nước và mãi mãi rời xa bạn.

Bằng cách:

  • Lựa chọn, lựa chọn và chỉ lựa chọn những điều tích cực để giữ lại
  • Hạn chế tiếp xúc những môi trường khiến niềm tin của bạn bị ảnh hưởng tiêu cực 
  • Ghi chép lại một ngày của bạn. Bạn dành bao nhiêu thời gian cho học tập, làm việc và chia sẻ bài viết. 

(Với cách thứ ba, mình mới nhận thấy trước giờ bản thân đã phí phạm thời gian như thế nào. Có những ngày mình ngồi lì máy tính đến hơn 10 tiếng nhưng thực tế là chỉ ngồi đó chán chường và chẳng làm được gì thật sự có ích)

Và quan trọng nhất, chúng ta cần “double cleansing” cho tinh thần mỗi ngày. Vì chắc chắn, chúng sẽ quay lại theo vòng lặp trong những tình huống tương tự hay những khoảng thời gian tương tự.

Thế nên, “phòng bệnh hơn chữa bệnh” nhé.

Rồi, bây giờ việc tiếp theo mà mình đề nghị bạn làm sẽ là:

  • Thực hành những gì mình vừa gợi ý
  • Comment kết quả của bạn vào đây
  • Nếu có thể, hãy viết 1 bài để chia sẻ trên nhóm Từ viết dở thành viết giỏi mà mình đang là quản trị viên.. 

Đừng quá lo lắng rằng bài viết của bạn vẫn còn lủng củng hay chưa đủ hấp dẫn. Vì viết là một hành trình, cũng giống như tập đi. Bạn đi nhiều mới đi vững, viết nhiều mới viết hay.

Và nếu như bạn cần một người mentor để đồng hành giúp bạn phát triển thì mình có thể đảm nhận vai trò đó.

Hãy liên hệ với mình nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào nhé.

(Bật mí là mình đang ấp ủ thực hiện video 30 câu khẳng định tích cực dành cho người viết. Mình sẽ công khai video sau khi hết cảm cúm và giọng nói trở lại bình thường nhé ^^)

Mitu Writer

Là một cây viết tự do, mình lập ra blog này để chia sẻ kiến thức về viết lách, phát triển kỹ năng và tâm lý học - chữa lành dành riêng cho các bạn trẻ. Mình chọn tên "Mitu Writer", một phần vì nó là viết tắt của tên mình (Minh Thư), một phần vì đọc lên nghe khá giống "me too". Ý nghĩa của cái tên này là mình cũng từng gặp khó khăn như bạn. Và mình có mặt ở đây để giúp bạn.

Previous Article
  • Xuất bản

noinoinoi.com

  • Mitu Writer
  • 13/01/2022
View Post
Next Article
  • Xuất bản

Wowweekend.vn

  • Mitu Writer
  • 27/01/2022
View Post
You May Also Like
View Post
  • Viết lách

Sự trưởng thành của người viết tự do

  • Mitu Writer
  • 27/03/2022
View Post
  • Viết lách

Làm thế nào để tìm ra ngách viết của bạn?

  • Mitu Writer
  • 25/03/2022
View Post
  • Viết lách

Ứng dụng storytelling trong viết landing page để người đọc sẵn sàng “mở hầu bao”

  • Mitu Writer
  • 09/01/2022
View Post
  • Kỹ năng
  • Viết lách

Muốn rèn luyện sự tập trung và khả năng sáng tạo? Hãy bắt đầu thiền viết

  • Mitu Writer
  • 05/01/2022
View Post
  • Kỹ năng
  • Viết lách

Từ “a tới à” về cách làm portfolio cho người viết, kể cả người chưa có kinh nghiệm

  • Mitu Writer
  • 05/01/2022
View Post
  • Kỹ năng
  • Viết lách

Khai thác mỏ ý tưởng từ sách và quy trình chế tác ý tưởng kim cương

  • Mitu Writer
  • 05/01/2022
View Post
  • Kỹ năng
  • Viết lách

Nhập vai để tìm ý tưởng viết lách

  • Mitu Writer
  • 05/01/2022
View Post
  • Kỹ năng
  • Viết lách

Ý tưởng thức tỉnh khi ta tỉnh thức

  • Mitu Writer
  • 05/01/2022

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Input your search keywords and press Enter.